Friday, 1. August 2008, 16:39:44
Nhật Bản có hai tôn giáo tôn giáo chính đạo là thần Shinto và đạo Phật .Mặc dù ngày nay nhiều người nói là không theo hẳn một tín ngưỡng nào .Những hầu như tất cả mọi người đều tham gia cac phong tục và nghi thức của cả đạo Thần và đạo Phật .Ví dụ như đám cưới người Nhật đều chuộng thể hiện theo nghi lễ của đạo Shinto còn về tang lễ lại thực hiện theo nghi lê của đạo Phật .Thiên chúa giáo do các giáo sĩ người Bồ Đào Nha truyền bá vào Nhật Bản vào giữa thế kỉ 16 nhưng chỉ có một phần nhỏ người dân Nhật Bản theo đạo này.Ngoài ra hiện này cũng có thêm một số giáo phái mới ,nhưng họ cũng chịu ảnh hưởng một hay nhiều tôn giáo cũ.Shinto là tôn giáo vôn có của Nhật Bản .Nó bắt đầu từ lịch sử xa xưa và huyền bí .Con người tin tưởng là có thế lực thần linh kami tồn tại trong tự nhiên -- ở trong cây cối ,núi non ,trong biển cả hay trong những cơn gió .Người xưa tôn thờ thế lực này và sống hài hòa với tự nhiên .Khi đạo Shintophát triển ,thế lực thần linh kami còn bao gồm cả tổ tiên ,những người anh hùng và tất cả những ai được kính trọng khác nữa.Trước đây ,nhân dân thường đến những nơi nhất định trong thiên nhiên để tỏ lòng kính trọng kami tiêu biểu là lễ hội Daisairei ở Izumo.]
Lễ hội Daisairei (Izumo)
Sau này,những điện thờ được xây dựng để lầm nơi thờ cúng.Nhiều nhà còn lập cả một giá nhỏ để thờ thần và người ta thường đặt thức ăn,hoa quả ở đó để cúng.Đạo Phật bắt nguồn từ Ấn Độ ,qua Trung Quốc và Triều Tiên đến Nhật Bản vào khoảng giữa thế kỉ thứ 6.Phật giáo ở Nhật Bản có nhiều môn phái khác nhau.Trong các ngôi chùa đều có tượng Phật butsuzo và du khách đến chùa đều thắp hương trước Phật và cũng là nơi họ thờ tổ tiên.
Lễ hội lớn nhất ở Nhật Bản là Năm mới O-shogatsu (Lễ hội năm mới)
Toàn bộ công việc linh doanh và công sở ngừng hoạt động từ ngày 1 đến 3 tháng giêng.Đây là thời gian để họ hàng đến thăm nhau,vì vậy nhiều gia đình đã về nhà ông bà để đón năm mới .Lễ tết bắt đầu từ đêm giao thừa .Vào nửa đêm của ngày 31 tháng 12 toàn thể gia đình ngồi ăn mì vì đó là biểu hiện của sự sống lâu sau đó mọi người đi đến điện thờ hoặc đền của địa phương để cầu những điều may mắn cho năm tới .Vào ngày mùng 1 tháng giêng,một bữa ăn sáng đặc biệt cho mọi người ,trẻ em được mừng tuổi ,và mọi người chờ đợi thiếp chúc mừng năm mới được phân phát vào buổi sáng của năm mới. Năm mới ở Nhật thật đẹp và không hề mất đi nét cổ truyền mặc dù ngùơi Nhật ăn tết và mừng năm mới theo lịch tây , chứ không theo lịch âm như các nứơc ở Đông Nam Á . Năm mới ở Nhật bắt đầu bằng 108 tiếng chuông được đánh báo hiệu phút giao thừa . Ngừơi NHật còn có phong tục ngắm mặt trời mọc vào ngày đầu tiên của năm mới , ai nhìn thấy ánh sáng đầu tiên của mặt trời sẽ gặp may mắn trong năm , họ cũng ứơc mong những điều mà họ múôn trong năm mới .
Nhật Bản có nhiều ngày lễ và lễ hội được tổ chức quanh năm. Hầu hết các lễ bây giờ được tính theo Dương lịch, nhưng cũng có những lễ hội được tính theo âm lịch. Hầu hết xuất xứ của các lễ hội ở Nhật Bản đều gắn với sự chuyển mùa, với các hoạt động nông nghiệp, hoặc những mong muốn về sự bình an, khoẻ mạnh cho mọi người.
* Các lễ hội trong năm
- Năm mới (shogatsu): Cũng như nhiều nước trên thế giới, Năm mới là lễ hội quan trọng nhất trong năm. Trước kia, Nhật Bản đón năm mới theo âm lịch giống Việt nam và Trung quốc, nhưng từ hàng trăm năm nay, người Nhật đón năm mới theo Dương lịch. Trong đêm giao thừa, người Nhật ăn món mì trường thọ (toshicoshi soba), vào ngày mùng 1 tháng Giêng, các gia đình sum họp, uống sake, thứ rượu được coi là trường thọ, món ăn osechi cổ truyền và không thể thiếu món bánh dầy ăn cùng với món súp đặc biệt của ngày tết là ozoni (súp). Những ngày trước và sau tết ngưởi ta thường gửi thiếp chúc tết đến bạn bè, người thân, đồng nghiệp. Người ta cũng hay đi hái lộc ở các đền chùa để cầu an. Ngừơi Nhật cũng có phong tục chọn phương hướng tốt để xuất hành đầu năm (hatsu moode), phong tục khai bút (kakizome) và phong tục mừng tuổi tiền (o toshi dama) cho trẻ con. Trong những ngay tết, họ trang trí cổng hoặc cửa ra vào bằn tre và cành thông và cái cổng chào này được gọi là kadomatsu.
-Tiết phân (setsubun): Trước đây, từ Setsubun được dùng để chỉ bất cứ sự thay đổi mùa nào theo lịch cũ, nhưng ngày nay nó được dùng riêng cho ngày lập xuân, tức là ngày mùng 3 hoặc ngày mùng 4 tháng 2. Vào ngày này trong những gia đình, người ta tung những hạt đậu (đã được rang khô) ra trước sân hoặc quanh nhà để đuổi ma quỉ và rước phúc lộc vào nhà, vừa tung vừa hát "ma quỉ đi ra, phúc lộc vào nhà".
- Hội Hina (Lễ hội của bé gái hay còn gọi là ngày hội búp bê): Hội này được tổ chức vào mùng 3 tháng 3. Trong ngày này, các gia đình có con gái bày một bộ búp bê (Hinaningyo) tượng trưng cho cung đình xưa và uống một thứ sake trắng ngọt đăc biệt để mừng ngày hội và cầu chúc. Tại các trường học, các bé gái được tập làm những con búp bê Hina bằng giấy. Do ngày hội đúng vào mùa hoa đào nở, nên người ta còn gọi là Momo no tseku( lễ hội hoa đào).
* Lễ tảo mộ (Higan)
Cũng như người Việt nam, người Nhật rất coi trọng mồ mả tổ tiên. Lễ tảo mộ ở Nhật kéo dài suốt một tuần lễ quanh ngày Xuân phân (khoảng 21/3) và Thu phân (khoảng 23/9). Vào dịp này người ta đi tảo mộ và coi đây là những ngày thờ phụng tổ tiên.
* Ngày trẻ em (Kodomo no hi)
Xuất xứ của ngày hội này là lễ hội của các bé trai, nhưng ngày nay người ta gọi là ngày trẻ em. Lễ hội này được tổ chức vào ngày mùng 5/5 và từ các năm 1948 trở thành ngày nghỉ của cả nước. Vào ngày này, các gia đình có con trai thường treo trước nhà những dải cờ hình cá chép nhiều màu sắc sặc sỡ, gọi là konobori. Theo người Nhật, cá chép tượng trưng cho sức mạnh. Trong ngày hội này người ta ăn một thứ bánh đặc biệt làm từ gạo.
Wagashi: Suetomi Kodomo-no-hi Mochi
*Lễ hội Tanabata
Xuất xứ của ngày hội này là dựa vào truyền thuyết về tình yêu giữa hai ngôi sao trong giải ngân hà là Ngưu Lang (Altair) và Chức Nữ (Vega), có nguồn gốc từ trung quốc. theo truyền thuyết này vào ngày 7/7 hai ngôi sao này sẽ gặp nhau nên người ta tổ chức lễ hội vào ngày này. Trong lễ hội này, người ta nhặt nhũng cành tre, trang trí lên đó những mẩu giấy màu sặc sỡ và viết lên những ước mong của mình lên nhũng băng giấy mầu đó và treo lên cành tre.
* Lễ hội Vu lan(Obon)
Trước đây ngày lễ này được tổ chức vào ngày 15 tháng 7 âm lịch, nhưng hiện nay nó được tổ chức vào ngày 17/7 hoặc tháng 8 dương lịch, tuỳ theo từng địa phương. Ngày lễ này gần giống với ngày xá tội vong nhân ở Việt nam, là ngày mà theo người Nhật là rước linh hồn tổ tiên về cúng giỗ. Nhiều nơi tổ chức vũ hội, múa các điệu múa cổ truyền (Bonodori). Vào thời gian lễ hội người ta treo cao những chiếc đèn lồng với mục đích là để hướng dẫn linh hồn người đã khuất trở về. Tại nhiều vùng, các đèn lồng được thả trôi trên sông. Vào dịp này, nhiều người Nhật làm việc ở xa quê hương về thăm quê hương, đi thăm mộ người thân.
Awa Odori (Shikoku) những doàn người mặc trang phục cổ truyền múa điệu múa đặc trưng đi diễu hành khắp các phố, họ là những người dân được chọn để biểu diễn bài múa, bài múa thường là những động tác nhanh và dứt khoát nhìn rất dẹp mắt vì những người múa rất đều nhau, họ dã phải tập luyên rất nhiều để có thể múa đẹp như thế.
Cũng có vô vàn những ngày lễ hội địa phương được tổ chức quanh năm. Một số có sức thu hút hàng nghìn người tham gia. Lễ hội Kamakura và lễ hội tuyết dã nói ở trên là hai lễ hội địa phương nổi tiếng nhất ở Nhật Bản.
Kamakura có nhiều lễ hội, nối tiếng nhất là lễ hội đền Tsurugaoka Hachiman. Trong ngày hội này, người ta diễn lại cảnh các võ sĩ xưa mặc áo giáp, cưỡi ngựa và bắn cung.
Một số lễ hội như Daisairei ở Izumo, lễ hội Bon ở Shikoku, lễ hội Aoi ở Kyoto dù chỉ mang tính chất địa phương nhưng là nơi thu hút sự quan tâm của rất nhiều du khách. Lễ hội Aoi ở Kyoto bao gồm cả một cuộc diễu hành của những người mặc trang phục trong một buổi thiết triều cổ xưa.
Lễ hội Aoi (Kyoto) đó là một buổi diễu hành của những thiều nữ xinh đẹp , mặc những bộ kimono của hoàng tộc , đó là 1 lễ hội cung dình như ở Huế ấy ^^, nhưng cầu kì hơn rất nhiều .
* Lễ hội nông nghiệp
Từ ngày xưa, các lễ hội nông nghiệp ở Nhật thường được tổ chức ở các vùng, với mục đích là cầu khấn cho một vụ mùa bội thu, hoặc để cảm ơn thần linh đã cho một mùa màng thắng lợi và đồng thời cầu khấn một vụ bội thu trong năm tới. Vào mùa thu, lễ hội mùa gặt được tổ chức và người ta dâng lên cúng thần thành quả đầu tiên của đồng ruộng. Khi có lễ hội, cả làng tham gia và ở nhiều nơi người ta tổ chức các xe diễu hành mang hình tượng của các vị thần đi qua các phố xá. Tại cung điện của Thiên Hoàng, đích thân nhà vua đóng vai người dâng những nông sản mới thu hoạch cho thần linh.
* Lễ Hội mùa hạ (Domatsuri)
Lễ hội mùa hạ được tổ chức với mục đích ngăn ngừa bệnh tật. Loại lễ hội này hiện nay vẫn được tổ chức đều đặn, và trong lễ hội, người ta tổ chức các thuyền diễu hành trang hoàng rực rỡ đi dọc theo các con sông, tiếp sau là những đoàn thuyền hộ tống. Một trong những lễ hội mùa hạ lớn nhất ở Nhật và hấp dẫn khách du lịch hàng năm là lễ hội Nebuta được tổ chức vào tháng 8 ở Aomori.
Các lễ hội tiêu biểu
Ngày của biển - Umi no Hi
Ngày của Biển - (Umi no Hi), đã được chọn làm ngày quốc lễ của Nhật kể từ năm 1996. Trong ngày này tất cả các công sở đều nghỉ làm việc, ở các công viên nước quốc gia sẽ tổ chức nhiều sự kiện đặc biệt, tất cả các hoạt động kinh tế và văn hóa liên quan đến biển đều được tập trung chú ý và nhiều cuộc trình diễn thể thao dưới nước sẽ được diễn ra.
Mục đích của ngày lễ này là nhằm nâng cao nhận thức của người dân Nhật về tầm quan trọng của biển đối với sự tồn tại và phát triển của đảo quốc này. Nhật Bản có chiều dài bờ biển khoảng hơn 29 nghìn km, diện tích thềm lục địa khoảng 304 nghìn km2, diện tích vùng đặc quyền kinh tế trên biển khoảng 3,7 triệu km2 và trong khoảng cách 100km dọc theo bờ biển tập trung đến 93,6% dân số.
Về mặt lịch sử, ngày 20 tháng bảy là ngày kỷ niệm sự kiện Nhật Hoàng Minh Trị trở về cảng Yokohama sau chuyến hải hành lên phía bắc đến Hokkaido vào năm 1876. Việc tổ chức kỷ nệm sự kiện này đã được bắt đầu từ năm 1941 với tên gọi là “Ngày Tưởng niệm Biển” (Umi-no-kinenbi).
"Vào năm 1874, Triều đình Minh Trị đã đặt Hãng đóng tàu Robert Napier & Son của Scotland đóng một chiếc tàu tên là Meiji-Maru, loại tàu 2 cột buồm chạy bằng hơi nước. Bằng con tàu này, nhà vua đã thực hiện chuyến hải trình để thị sát vùng phía Bắc nước Nhật năm 1876, xuất phát từ Aomori đến Hakodate và trở về Yokohama an toàn vào ngày 20/7. Tàu Meiji-Maru được cải tạo vào năm 1898 và được sử dụng tiếp trong hơn 50 năm như mô hình để dạy hàng hải tại Trường Hàng hải Tokyo. Năm 1978, con tàu được công nhận là “Di sản văn hóa quan trọng” của Nhật. Ngày nay, con tàu được gìn giữ như là biểu tượng của công nghệ đóng tàu và nghề đi biển Nhật vào thời kỳ cải cách Minh Trị. Ngày 20 tháng 7 còn là ngày bắt đầu kỳ nghỉ hè của học sinh Nhật.
Từ năm 1996, ngày Tưởng niệm Biển đã được đổi tên là Ngày của Biển. Sau đó, theo Tu chính án của Luật về Quốc lễ, Ngày của Biển được quy định lại là ngày thứ Hai của tuần thứ ba tháng bảy, áp dụng kể từ năm 2003. Năm nay, 2004, Ngày của Biển là ngày 19/7.
Lễ hội bắn pháo hoa ven sông Sumida
Cứ vào dịp hè, khắp nơi trên đất nước hoa anh đào đều tổ chức các lễ hội bắn pháo hoa. Lễ hội bắn pháo hoa ở ven sông Sumida, dòng sông chảy về phía đông qua khu vực dân cư đông đúc của Tokyo thường được tổ chức vào cuối tháng 7 hàng năm, và mỗi lần có khoảng 2 vạn quả pháo hoa được bắn trong lễ hội này, thu hút hơn 900 ngàn người đến xem.
Các cuộc thi bắn pháo hoa của các công ty sản xuất pháo, cả gồm những loại pháo hoa mua từ nước ngoài, hoặc những loại pháo dùng trong các cuộc thi ảnh, đều được trình diễn trong lễ hội này.
Trong khi ngắm những bông pháo nở tung rực rỡ trên bầu trời đêm mùa hạ lấp lánh ánh sao, mọi người tổ chức ăn uống cùng gia đình và bạn bè. Nhiều người đến sớm để có được vị trí thuận lợi ngắm pháo hoa. Người thì trải các tấm chiếu lên chỗ của mình dọc theo bờ sông, người thì lái thuyền dọc theo con sông. Những ngày như vậy đều chật ních người đến ngắm pháo hoa. Nhiều người còn đặt chỗ sẵn trong nhà hàng hoặc khách sạn, nơi có thể ngắm được khung cảnh một cách dễ dàng.
Lễ hội bắn pháo hoa dọc sông Sumida tổ chức lần đầu tiên vào năm 1733. Vào năm trước đó, toàn nước Nhật đã bị chịu một nạn đói khủng khiếp làm đến 900,000 người chết đói. Vào thời gian đó ở Edo (Tokyo ngày nay), có rất nhiều người bị chết vì bệnh tả và xác chết bị cấm đặt ở trên phố. Chính phủ đã quyết đinh tổ chức lễ hội bắn pháo hoa với mong ước những linh hồn xấu số được khuây khỏa, cũng như để xua đi bệnh dịch hạch cũng đang xuất hiện.
Trong lễ hội, trước đây có hai công ty pháo hoa là Kagiya và Tamaya hỗ trợ cho lễ hội, thường tổ chức các cuộc thi bắn pháo hoa rất quyết liệt. Vào khoảng năm 1879, khi Nhật bản mở rộng thương mại buôn bán với nhiều nước, và nhập nhiều loại hóa chất mới từ nước ngoài vào. Từ đó pháo hoa đã có nhiều màu như đỏ, xanh da trời, xanh lá cây và càng trở nên cuốn hút người xem hơn.
Lịch sử của lễ hội bắn pháo hoa ven sông Sumida được trình bày rất chi tiết tại Viện bảo tàng pháo hoa Ryogoku.
Lễ hội Hakata Gion Yamakasa
Fukuoka là một trong những thành phố lớn của Nhật bản. Tuy nhiên, Fukuoka còn nổi tiếng với nhiều nét đẹp văn hóa lâu đời. Hakata Gion Yamakasa là một lễ hội mùa hè, hàng năm được tổ chức từ 1-15 tháng 7 tại ngôi đền Kushida tại thành phố Fukuoka, Kyushu. Lễ hội này có lịch sử dài hơn 750 năm, và từ năm 1979 trở đi lễ hội Hakata Gion Yamakasa được công nhận là một tài sản văn hóa dân gian quan trọng của Nhật bản.
Vào năm 1241, một nhà sư có vị trí cao đã được người dân trong vùng khiêng đi để rẩy nước thần dọc theo đường, nhằm trừ một cơn dịch hoành hành tại Hakata. Lễ hội Hakaga Gion Yamakasa ngày nay đã có nguồn gốc từ sự kiện này.
Yamakasa là một ngôi chùa tượng trưng là nơi ở của thần, có thể khiêng đi được dùng trong lễ hội. Có tất cả hai loại, Kazariyamakasa (loại xe rước có trang trí) và Kakiyamakasa (loại xe rước để khiêng). Kazariyamakasa rất đẹp, có chiều cao khoảng 16 m và được trang trí với nhiều loại búp bê lộng lẫy, diễn tả các câu chuyện lịch sử và thần thoại. Ngược lại, Kakiyamakasa thì có chiều cao khoảng 5-6 m, nhưng nặng khoảng 1 tấn. Có khoảng 7 chiếc xe rước được làm trong lễ hội, và ngày cuối cùng sẽ có cuộc đua xe rước được gọi là Oiyama.
Vào ngày cuối của lễ hội, những đội của các địa phương khác nhau sẽ khiêng Kakiyamakasa và chạy đua trên một quãng được khoảng 5km. Từ lúc 4.59 sáng, cùng với tiếng trống đánh, đội đua đầu tiên sẽ khiêng Kakiyamakasa bắt đầu xuất phát từ đền Kushida, và các đội khác sẽ tiếp nối lần lượt sau mỗi 5 phút. Đội nào vượt qua quãng đường trên trong thời gian nhanh nhất sẽ là đội chiễn thắng. Mặc dù thời gian của cuộc đua vào buổi sáng sớm như vậy, nhưng hàng năm đã có đến khoảng 850,000 khách du lịch từ khắp nơi ở Nhật bản đã đến xem cuộc đua từ sáng sớm. Các đội vừa đua vừa kêu lên phấn khích "Oissa, Oissa". Có hàng trăm người thay nhau khiêng xe rước, và theo qui định trên mỗi xe chỉ được có 32 người khiêng cùng một lúc. Lễ hội Hakata Gion Yamakasa là một nét đẹp văn hóa truyền thống của Fukuoka và Kyushu.
Shichi-Go-San
Lễ hội 7-5-3
Có lẽ từ dùng để chỉ lễ hội shichi-go-san của Nhật Bản chính xác nhất là 'cuốn hút' và 'tươi đẹp'. Lễ hội này được tổ chức vào ngày 15 tháng 11 hàng năm. Các khách du lịch thường nói rằng họ say mê với cảnh hàng nghìn trẻ nhỏ, các em gái mặc kimono sặc sỡ và các em trai mặc váy xếp nếp tối màu (hakama), đi trên các con đường đá dẫn vào các đền Shinto. Shichi-go-san là lễ hội đánh dấu những thời tuổi mà người Nhật Bản coi là quan trọng tới sự phát triển của trẻ. Vì vậy, các ông bố bà mẹ dẫn những đứa con 7, 5 hay 3 tuổi đến các ngôi chùa, đền cổ để cảm ơn và xin được chúc phúc.
Tuy nguồn gốc của sự kiện này không rõ ràng, nhưng những ghi chép cổ cho biết những lễ hội tương tự đã được tổ chức ở nhiều nơi trên đất Nhật hơn 400 năm trước. Đối với người Nhật, trẻ nhỏ được coi là quà tặng của Chúa Trời cho đến khi chúng được 7 tuổi, lúc đó, chúng đã trở thành con người bình thường. Đối với con gái, tuổi thứ 3 là thời điểm đầu tiên mà tóc có thể được quấn theo cách người lớn. Khi 7 tuổi, người ta tặng các bé gái obi, khăn quàng tay luạc mặc cùng kimono. Và những bé trai 5 tuổi được tặng hakama, một loại kimono truyền thống, trang trọng vẫn được mặc trong các dịp đặc biệt.
Lễ hội shichi-go-san hiện đại được hình thành trong thời kì Edo. Tuy nhiên, lễ hội này vẫn còn bị hạn chế trong vùng Kanto mãi cho tới thời gian gần đây. Bây giờ, các cửa hàng tổng hợp, các hãng sản xuất quần áo trẻ em cố gắng hết sức để biến ngày lễ này thành lễ hội trong cả nước. Dù shichi-go-san không phải là ngày lễ chính thức ở Nhật, nó vẫn rất quan trọng với nhiều người, đặc biệt là trẻ nhỏ.
Ngày nay, người ta thường thấy trẻ em tới chùa trong trang phục Tây Âu thay vì kimono. Điều này rất đúng với các bé trai, vì các bậc cha mẹ nghĩ rằng hakama (rất đắt) có ít giá trị thực tế. Nhưng việc chúng mặc gì không quan trọng. Đa số sẽ được mặc quần áo, giày hoặc zori (giống như dép sandal) mới và được tặng kẹo chitose ame, các loại kẹo khác cũng như là bùa may mắn tại đền chùa. Nhiều gia đình tặng con cái quà như là đồ chơi, quần áo để đánh dấu ngày đặc biệt này.
Hina Matsuri - Lễ hội búp bê
Hội búp bê, hay Hina matsuri, vào ngày mùng 3 tháng Ba, khi các gia đình có con gái bày một bộ búp bê tượng trưng cung đìng xưa và uống một thứ sake trắng ngọt đặc biẹt để mừng ngày hội .
Rất nhiều người Nhật cũng như người nước ngoài có thể khá ngạc nhiên khi phát hiện ra rằng câu chuyện của lễ hội Hina, lễ hội chính của Nhật Bản dành cho con gái, diễn ra cách đây không lâu. Tên của lễ hội có lẽ bắt nguồn từ chữ hiina, một trò chơi thời kì Heian có dùng búp bê, nhà búp bê và các mẫu vật phỏng theo cuộc sống cung đình. Dù trò chơi này không có quan hệ trực tiếp gì đến hina matsuri ngày nay, thì từ hina đã được dùng để miêu tả các búp bê giấy và sau này có liên quan đến lễ hội búp bê, được cho trong thời kì Edo. Lễ hội này có lẽ bắt đầu vào giữa thế kỉ 17. Hai, ba búp bê giấy được đặt trên tokonoma cùng với bánh gạo và các loại thức ăn đặc biệt khác. Trong thời kì Edo, các bộ sưu tầm búp bê ngày càng kĩ lưỡng, tỉ mỉ hơn, phát triển thành các bộ trưng bày gồm 3,5, và cuối cùng là 7 bậc, cao hơn 1 mét. Búp bê đứng nhường chỗ cho búp bê ngồi được đặt trên nền gỗ, và búp bê giấy bị thay thế bởi những búp bê có quần áo trau chuốt, đàu và tay bằng gốm. Trong thời kì Meiji, số lượng búp bê tiếp tục tăng, dù rất nhiều kiểu búp bê mới không có ít quan hệ tới lễ hội Hina.
Vào những năm 20 của thế kỉ 20, các cửa hiệu bách hóa bắt đầu bán búp bê theo cả bộ hoàn chỉnh. Ngày nay giá của những bộ này thay đổi từ $500 đến $5000 và thậm chí hơn. Giá được quyết định bởi kích thước búp bê, chất lượng quần áo, búp bê bằng nhựa hay gốm, và tên tuổi của người làm búp bê. Các bộ búp bê được truyền từ mẹ sang con hoặc được bố mẹ tặng cho cac bé gái mới sinh. Sau chiến tranh TG 2, các bộ có 2 búp bê trong kính trở nên phổ biến, có lẽ vì bị hạn chế không gian.
Trong một bộ 7 bậc được che bằng vải đỏ, người ta sắp xếp thứ tự như sau: ở bậc trên cùng có thể là nhà búp bê tượng trưng cho cung điện, nhưng thường là mành vàng có thể gập được, trang trí bằng các bức vẽ thông, mận hoặc tre. Trước mành có búp bê ngồi tượng trưng cho hoàng đế, mặc đồ tối màu, và hoàng hậu, mặc kimono đỏ 12 lớp. Ở bậc thứ 2 có 3 phu nhân triều đình. Dưới nữa là ban nhạc năm người gồm người hát, 3 người chơi trống và 1 người thổi sáo. Ở bậc thứ tư có 2 vệ sĩ cùng bánh gạo với các lớp màu : hồng, trắng và xanh; ở bậc thứ năm, người dân thường đi dép trong nhà và cầm ô; ở bậc thứ sáu là các loại đồ nội thất. Ở cuối cùng có thể có các bức tiểu họa vẽ hoa anh đào hay cây cam. Cảnh tượng này gợi đến một lễ cưới hay tiệc lớn.
Các bộ trưng bày búp bê được bày ra khoảng một tuần trước ngày mông 3 tháng 3, những đứa trẻ rất thích được lắp ráp các con búp bê, lắp đầu vào hay đặt nhạc cụ vào trong tay chúng.Khi đứa trẻ còn quá nhỏ thì người mẹ sẽ phải bày bộ sưu tầm và có thể còn phải giữ không cho đứa trẻ nghịch phá những con búp bê. Những con búp bê này là để chiêm ngưỡng chứ không là đồ chơi. Sau lễ hội, búp bê lại được cất đi, vì người ta nói rằng bày búp bê ra quá lâu sẽ ảnh hưởng tới việc cưới xin của bé gái sau này.
Yuki Matsuri (Lễ hội tuyết ở Xứ hoa anh đào)
Những ngày đầu tháng 2 hàng năm, là thời kỳ lạnh nhất của Nhật bản. Thậm chí những vùng phía Nam, nơi ấm áp nhất của Nhật bản như Kagoshima và Miyazaki, tuyết cũng bắt đầu rơi. Tại Hokkaido, tuyết đã rơi từ cuối mùa thu năm trước, nhưng những ngày đầu tháng 2 này, tại Saporo - thành phố lớn nhất tại đảo Hokkaido - lễ hội tuyết được tổ chức tại đây, thu hút khoảng hai triệu khách du lịch đến với Saporo.
Dưới đây là những lâu đài nguy nga bằng tuyết:
Khoảng một tuần giữa tháng 2 hàng năm, hàng trăm bức tượng được làm từ tuyết và băng giá được trưng bày tại thành phố Saporo, Hokkaido. Hàng trăm bức tượng mô phỏng theo các tác phẩm của các nhà điêu khắc nổi tiếng trong và ngoài Nhật bản, đã tạo nên một không khí hết sức tuyệt vời trong mùa đông băng giá. Lễ hội này được bắt đầu từ năm 1950, khi các học sinh cấp III tại Saporo tạo ra sáu bức tượng bằng tuyết và trưng bày tại công viên Odori của thành phố. Ngoài dự tính, đã có quá nhiều người tìm đến chiêm ngưỡng các tác phẩm bằng tuyết. Ngày nay, lễ hội mùa đông đã trở thành một phần không thể thiếu được trong cuộc sống của người dân tại Saporo và là lễ hội mùa đông lớn nhất tại đây.
Năm 1972, lễ hội mùa đông của Saporo được người dân thế giới biết đến, khi Thế vận hội mùa đông lần thứ 11 cũng được tổ chức tại đây. Cuộc thi chế tạo tượng bằng tuyết đã được tổ chức bắt đầu từ năm 1974, và cho đến năm 1997, cuộc tranh tài lần thứ 24 này đã thu hút 21 đội đến từ 19 nước khác nhau, trong đó có những đội đến từ Hawaii và Đông Nam Á, những nơi không hề có tuyết rơi.
Ước tính có khoảng 150 nhóm xây dựng nên các bức tượng tuyết với nhiều chủ đề khác nhau, thậm chí cả lực lượng phòng vệ Nhật bản đóng tại Hokkaido cũng tham gia chế tạo những bức tượng lớn cùng với người dân Saporo. Những người dân tại đây còn là tình nguyện viên cung cấp các thông tin cho khách du lịch, giúp đỡ khách du lịch tàn tật tham quan dọc theo các con phố đầy tuyết, và giúp đỡ và phiên dịch giúp cho khách nước ngoài
Lễ hội mùa xuân ở Kyoto
Tại cố đô Kyoto của Nhật, có hai lễ hội mùa xuân rất đáng chú ý. Trong đó, lễ hội Aoi (hay còn gọi là lễ hội cây thục quì), diễn ra vào ngày 15-5 hàng năm. Lễ hội Aoi được cho là một trong những lễ hội xưa nhất thế giới, có từ khoảng giai đoạn Heian, thế kỷ thứ 6 sau Công nguyên. Tên của lễ hội được gọi theo những chiếc lá sẫm màu láng bóng của Aoi (cây thục quì), loại cây dùng trang trí trong thời gian lễ hội. Lá cây thục quì được cho là để bảo vệ chống lại thiên tai.
Lễ hội Aoi gồm hai phần: quá trình cử hành và nghi lễ linh thiêng. Phần lớn lễ hội là cuộc diễu hành chậm rãi và trịnh trọng của 2 xe bò, 4 con bò cái, 36 con ngựa và 600 người trong trang phục truyền thống nhiều màu sắc của hoàng gia. Nhiều nhân vật sử thi như Saio-Dai, công chúa thời Heian, được thể hiện trong suốt buổi lễ. Cũng có những sứ giả của triều đình và những người đi theo họ, cùng với binh lính, cận vệ, chiến sĩ, cận thần và furyu-gasa ( là những chiếc dù to lớn được trang trí bằng hoa giả).
Phần đầu của lễ hội gọi là roto-no-gi, là một cuộc diễu hành hướng về hai địa điểm linh thiêng: điện thờ Shimmogamo và Kamigamo. Ở mỗi điện thờ, người ta đều cử hành nghi lễ shato-no-gi (sa-tô nô-gi). Đoàn diễu hành bắt đầu khoảng 10 giờ 30 sáng, từ cung điện hoàng gia và hướng về điện thờ Shimogamo, nơi những nghi thức lễ khai mạc được cử hành. Sau đó, họ tiếp tục chuyến hành trình vào giữa trưa để thực hiện phần nghi lễ cuối cùng. Đoàn diễu hành thu hút hàng ngàn người xem khi họ đi qua thành phố.
Lễ hội thứ hai là Mifune (hay là lễ hội 3 thuyền). Lễ hội này diễn ra vào ngày chủ nhật của tuần thứ 3 trong tháng Năm, địa điểm tại Arashiyama, gần Kyoto. Lễ hội này nhằm kỷ niệm thời kỳ Nhật còn trị vì. Người ta dùng đến khoảng 30 chiếc thuyền rồng cho buổi lễ. Những đội tàu nhỏ làm lễ chèo ngược dòng, chở những người trong trang phục thời Heian, có thuyền hoàng gia dẫn đầu. Những chiếc thuyền khác tập trung vào những hoạt động như múa, nhạc, trà đạo và làm thơ. Có thuyền chở những nhạc công, nghệ sĩ múa diễn những trích đoạn kịch Noh (rất nổi tiếng của Nhật) và đọc thơ Nhật hay Trung Quốc. Gagaku, một loại nhạc truyền thống chuẩn, trau chuốt và thanh nhã của Nhật, được biểu diễn trên thuyền rồng. Người xem có thể thuê những chiếc thuyền có bàn đạp hay máy chèo để đến gần xem. Có hàng ngàn người đứng dọc hai bên bờ sông xem lễ. Cũng giống như những lễ hội khác, lễ hội “3 thuyền” nhằm thể hiện sự trân trọng của người Nhật đối với di sản đất nước, đồng thời khẳng định tính kế thừa liên tục và nề nếp cuộc sống.
Lễ hội "rước cây" ở Nhật Bản
Ngồi trên một khúc gỗ lớn, những người đàn ông mặc y phục truyền thống chuẩn bị tư thế sẵn sàng trượt dốc. Khi cờ hiệu phất lên, họ cùng bám chặt lấy khúc gỗ và lao xuống con dốc dài. Họ vừa trượt vừa hát những bài dân ca Nhật Bản. Đây là lễ rước cây về làng. Gần đến ngày hội, người dân sẽ đi vào núi gần nhất, đốn những cây cổ thụ và chuẩn bị làm lễ mang cây về đặt ở đền thờ của làng. Theo truyền thống của người Nhật, các vị thần thường trú ngụ trong thân cây và sẽ giúp tái sinh tâm hồn cho ngôi đền thờ.
Đây là lễ hội đã có từ 1.200 năm ở Nhật Bản, được tổ chức 6 năm 1 lần ở các địa phương dọc theo hồ Suwa, miền Trung Nhật Bản. Lễ hội nhằm kết hợp giữa sự thiêng liêng của đất trời với lòng dũng cảm của con người
Lễ hội Nagoya
Nhât Bản là một đất nước rất tự hào về những giá trị truyền thống lịch sử.Một trong những lễ hội đầy màu sắc mà dân Nhật trông ngóng hằng năm là lễ hội Nagoya được tổ chức vào tuần thứ 3 của tháng 10. Lễ hội bắt đầu bằng cuộc diễu hành của những toán thanh thiếu niên mặc trang phục của các chiến binh Nhật thời cổ; những chiếc thuyền hoa trang trí các hình chạm khắc và thêu tay đặc sắc.
Rồi đến những chiếc xe kết hoa tươi ,những tốp vũ công và các thanh niên cáng Mikoshi-ngai vàng di động của thần Shinto.Ngự trên một trong những Mikoshi là con voi vàng Shachihoko-tượng trưng cho thành trì Nagoya.700 nam nữ hóa thân thành những nhân vật lịch sử,với sự góp sức từ các câu lạc bộ địa phương, trường học, ủy ban và các tổ chức Xã hội. Cuộc trình diễn vĩ đại nhất trong lễ hội là sự tái hiện hình ảnh những vị anh hùng dân tộc lịch sử. Hideyoshi,Nobunaga và Ieyasu là những danh nhân có công đưa những vị lãnh chúa phong kiến hiếu chiến vào tổ chức hợp nhất dưới tinh thần võ sĩ đạo Tokugawa Shogunate vào cuối thế kỷ XVI. Hơn 2 triệu du khách,chủ yếu đến từ các vùng phụ cận Nagoya tham dự lễ hội này,tạo thành một cuộc biểu dương văn hóa dài 6 km.
Lễ hội Doojin
Mỗi một nền văn hóa có một số tập tục khác nhau để xua đuổi những điều không may.. Ở Mỹ, người ta ném một nhúm muối qua vai của mình hoặc là xoa lên một cái chân thỏ để xua đi những điều xui xẻo. Nhưng tại một thành phố ở nước Nhật, việc xua đuổi những linh hồn quỷ dữ lại bao gồm nhiều nghi thức phức tạp có từ thời xưa với những trận hỗn chiến và các ngọn đuốc cháy sáng. Họ đánh nhau như những chiến binh thực sự trong các trận chiến thời xưa. Những người tấn công vung các ngọn đuốc đang cháy sáng lên và đánh vào một ngôi đền được coi là linh thiêng. Nó được canh giữ bởi những người giữ đền với vũ khí tự vệ chỉ là các cành cây phong. Ðây là một phần trong một lễ hội diễn ra hằng năm ở làng Zonawa, trên một vùng cao nguyên của nước Nhật, lễ hội Dosojin. Bắt đầu từ thế kỷ thứ 8 sau công nguyên, lễ hội kỳ lạ này đã được tổ chức để bày tỏ lòng tôn kính vời các thần Dosojin, vốn được tin là có khả năng bảo vệ dân làng khỏi các thế lực quỷ dữ như thiên tai và bệnh dịch.
Omisoka
Nhật Bản từ thời Minh Trị, cách đây khoảng hơn 100 năm, cùng với phong trào đuổi theo và học tập phương Tây, bắt đầu chuyển sang ăn tết dương lịch giống như ở các nước châu Âu và Mỹ. Đêm giao thừa (tiếng Nhật gọi là OMISOKA) ở Nhật, người Nhật có thói quen đến các chùa đón năm mới và cầu chúc may mắn, hạnh phúc cho bạn bè cùng tất cả những người thân trong gia đình.
Tại Tokyo, một trong những chùa được mọi người hay đến vào đêm giao thừa nhất là chùa Meiji Jingu. Chùa tọa lạc gần ngay trung tâm thủ đô Tokyo. Vào đêm giao thừa, gần tới nửa đêm, hàng ngàn người mà đa số là thanh niên nam nữ kéo tới tụ tập quanh khu vực cổng chùa. Tất cả đều chờ để đợi đến giây phút chuyển mình của năm mới, được vào trong chùa, tung những đồng xu và cầu chúc một năm mới với nhiều may mắn, hạnh phúc cho mình, cho bạn bè cùng tất cả những người thân.
Tất cả các tuyến tàu điện cũng đều chạy suốt cả đêm để có thể phục vụ được cho việc đi lại. Quãng đường ngắn từ cổng đến điện chính của chùa lúc này thực sự là một quãng thử thách lòng kiên nhẫn. Cả một biển người nối đuôi nhau dài vô tận, tiến vào chùa với một tốc độ vô cùng chậm. Thế nhưng tuy rất đông, mọi người vẫn vô cùng trật tự và tuyệt nhiên không hề có một sự chen lấn, xô đẩy.
Cái cảm giác được hòa mình cùng bạn bè trong cái không khí phấn khởi, háo hức; thấm mình trong cái se se lạnh để đón chào những giờ phút đầu tiên của năm mới thật tuyệt vời, chẳng thể nào diễn tả được. Giây phút giao thừa có lẽ vì thế mà cũng thiêng liêng hơn. Lưu học sinh Việt nam, để giảm bớt đi nhưng căng thẳng, mệt mỏi sau những ngày miệt mài vùi đầu vào sách vở cùng nỗi cô đơn, nhớ nhà luôn quặn thắt, cũng thường rủ cùng nhau đến chùa Meiji Jingu đón tết. Thỉnh thoảng giữa đường từng tốp bất chợt bắt gặp nhau, ai cũng tay bắt mặt mừng tíu ta tíu tít hỏi thăm chuyện. Lúc ấy nhìn, sao ai cũng thấy thêm thân thương.
Sau khi đã vào tới được điện chính để cầu chúc cho năm mới may mắn, hạnh phúc, sang bên khu bán hàng sẽ có rất nhiều những món quà nhỏ được bày bán để bày và để tặng nhau trong ngày tết. Một trong những thứ mà người Nhật hay mua nhất là những tấm bảng gỗ nhỏ. Họ ghi lên đó những điều họ mong ước trong năm mới: đỗ đại học, được lên chức, thuận lợi trong tình yêu...và treo nhưng tấm bảng gỗ đó lên tấm bảng của nhà chùa.
Tượng ông thần một mắt cũng không kém phần được ưa chuộng. Mỗi ông thần đều chỉ được vẽ có một mắt và đều được gửi gắm những điều mong ước trong năm mới. Chỉ khi nào điều mong ước đó thành hiện thưc, ông thần đó mới được vẽ tiếp con mắt thứ hai. Ngoài ra còn có những gian bán những hàng trang trí trong ngày tết, gian rút quẻ bói xuân. Nếu chẳng may bạn rút được những quẻ bói có những điều bạn không thích. Bạn buộc nó lên cành cây trong chùa, năm mới điều xấu đó sẽ không đến với bạn. Nhưng theo tôi, những chiếc túi hộ mệnh, tiếng Nhật gọi là OMAMORI , được tết nhỏ nhỏ, xinh xinh rất đẹp sẽ là món quà để tặng bạn bè, người thân và nhất là để tặng cho người yêu thì không có gì tuyệt vời hơn. Mỗi chiếc đều có màu sắc riêng và được trang trí khác nhau, mang những ý nghĩa khác nhau: sức khoẻ, may mắn, hạnh phúc, sự bền vững trong tình yêu...Sẽ thật ấm áp, hạnh phúc khi người nhận được nhận những món quà đó của bạn.
Gion Matsuri
Lễ hội Gion (trong tiếng Nhật là Gion-Matsuri) là một trong 3 lễ hội truyền thống hàng năm lớn nhất của Nhật Bản. So với 2 lễ hội lớn khác là lễ hội Kanda (ở Tokyo), lễ hội Tenjin (ở Osaka), lễ hội Gion ở Kyoto có phần trang trọng, rực rỡ hơn nên cũng có thể nói Gion là lễ hội lớn nhất trên xứ sở Hoa anh đào.
Các nghi lễ được tổ chức liên tục từ 1/7 đến 29/7 hàng năm tại ngôi đền thiêng Yasaka ở khu vực Gion- Kyoto. Tâm điểm của lễ hội diễn ra từ 9h sáng đến 1h chiều ngày 17/7 hàng năm, khi mà khoảng hơn chiếc xe lớn trang trí vô cùng rực rỡ, thể hiện đậm nét văn hóa truyền thống của Nhật Bản diễu qua nhiều đường phố chính của cố đô Kyoto. Thời gian này thành phố Kyoto cổ kính, hiền hòa như được hâm nóng bởi bầu không khí lễ hội.
Lễ hội Gion có lịch sử khỏang 1100 năm và được duy trì đều đặn, thể hiện nét văn hóa truyền thống và cả sự phồn thịnh của Kyoto. Vào năm 869, trên khắp đất nước dịch bệnh lây lan nguy cấp, Nhật Hoàng đã ra tới ngôi đền Yasaka để cầu cho bệnh dịch nguy hiểm sẽ được dập tắt ngay, sự bình yên trở lại với dân lành. Vào thời điểm đó Nhật Hoàng đã cho làm 66 cỗ xe trang trọng tượng trưng cho 66 tỉnh (đơn vị hành chính của Nhật lúc bấy giờ) để cùng tham gia vào lễ cầu nguyện. Dịch bệnh được dập tắt nhưng lễ hội này phải đến năm 970 mới được khôi phục lại tổ chức đều đặn hàng năm vào ngày 14 tháng 6. Sau đó lại có nhiều biến cố lích sử và lễ hội không ít lần bị gián đoạn, cho đến tháng 6 năm 1500, lễ hội được tổ chức trở lại với đúng dáng vẻ rực rỡ, không khí tưng bừng của nó. Cũng từ đó việc trang trí các cỗ xe diễu hành trang lễ hội được giao cho nhân dân trong kinh đô thực hiện. Chính nhờ vậy mà mỗi cỗ xe (Hoko) cả về nội dung và hình thức đều rất phong phú, rực rỡ, đặc biệt là từ thời Momoyama đến thời Edo khi mà hoạt động buôn bán ngoại thương phát đạt và các làng nghề dệt, thêu ở Kyoto phát triển phồn thịnh thì việc trang trí cho các cỗ xe Hoko vào mỗi dịp lễ hội Gion cũng là một cách người dân Kyoto thể hiện sự lớn mạnh về kinh tế, văn hóa của kinh đô.
Ngày nay, tham gia vào đoàn diễu hành trong lễ hội Gion có hơn 30 cỗ xe nhiều loại (Yama, Hoko, Fune ...) được trang trí rực rỡ với đồ lụa, thêu tinh xảo của nhật và tặng vật từ nhiều nước trên thế giới cùng nhiều đồ vật mang đậm nét văn hoá truyền thống của Nhật. Cỗ xe lớn nhất nặng khỏang 12 tấn, cao khỏang 26 mét, đường kính bánh xe là 2 mét và để kéo cỗ xe này cần khỏang 40 thanh niên khỏe mạnh. Mỗi cỗ xe này hàng năm sau khi sử dụng xong được tháo dỡ, bảo quản cất giữ cẩn thận ở đền Yasaka - higashiyama. Cũng có quận có đền thờ và kho cất giữ của mình thì không phải đem đến tập trung ở đền Yasaka nữa. Từ ngày mùng 10 tháng 7 người ta bắt tay vào công việc lắp ráp các bộ phận thành cỗ xe hoàn chỉnh, theo phương pháp truyền thống công việc này thường mất khỏang 3 ngày.
Ngày 17 tháng 7, từ 9h sáng hơn 30 cỗ xe rực rỡ cùng với điệu nhạc đặc trưng của riêng mình bắt đầu diễu hành qua các đường phố chính như Shijo, Kawaramachi, Oike dori. Vẻ rực rỡ của những cỗ xe như càng thêm lộng lẫy hơn dưới nắng rạng ngày hè tháng 7. Bạn có thể bắt gặp bóng những cô gái trẻ mặc Yukata truyền thống đầy vẻ duyên dáng trên các ngả đường Kyoto những ngày này. Đang những ngày giữa tháng 7 rồi, hãy cùng khám phá lễ hội với nhiều thăng trầm, thấm đẫm lịch sử của cố đô văn hiến.
Kanamara Matsuri
Tháng 11 hàng năm, người dân thành phố Kawasaki (tiếp giáp Tokyo, Nhật Bản) đều tưng bừng tổ chức Lễ hội Kanamara Matsuri - một dịp hiếm hoi để tôn vinh giá trị của... dương vật.
Cuộc diễu hành từ trung tâm thành phố đến ngôi đền thờ phụng các... biểu tượng sinh sản diễn ra rầm rộ với sự tham gia của hàng nghìn dân địa phương và du khách. Những người đàn ông mặc giả gái được trao nhiệm vụ thiêng liêng nhất: khiêng bức tượng linga phồn thực tới đền thờ.
Bức tượng khổng lồ chạm khắc từ gỗ, phải huy động đến hơn chục “cô nàng” vạm vỡ mới khiêng nổi. Hai bên đường đoàn rước kiệu đi qua, vô số các loại đồ chơi, đồ lưu niệm hình “của quý” được bày bán thả phanh.
Kanamara Matsuri được bình bầu là lễ hội kỳ quái nhất Nhật Bản.
Những ngày nghỉ quốc gia của Nhật Bản
Ngày mùng 1 tháng Giêng : Ngày lễ Năm mới
Ngày 15 tháng Giêng : Ngày lễ đến Tuổi trưởng thành
Ngày 11 tháng Hai : Lễ kỷ niệm Ngày lập quốc
Ngày 29 tháng Tư : Ngày lễ Trồng cây xanh
Ngày 3 tháng Năm : Ngày Hiến pháp
Ngày 5 tháng Năm : Ngày Trẻ em
Ngày 15 tháng Chín : Ngày Kính trọng Người già
Ngày 10 tháng Mười : Ngày hội Thể thao- Sức khỏe (chính là ngày hội Văn hóa hay Lễ hội mùa thu trong các Manga & Anime )
Ngày 3 tháng Mười một : Ngày Văn hóa
Ngày 23 tháng Mười một : Ngày tạ ơn Lao động
Ngày 23 tháng Mưòi hai : Ngày sinh của Vua
Khi các ngày mùng 3 và mùng 5 tháng Năm rơi vào các ngày nghỉ hàng tuần thì ngày ở giữa , tức là ngày mùng 4 tháng Năm , cũng là ngày nghỉ .
Ohanami (Lễ hội ngắm hoa anh đào)
Hoa anh đào từ lâu đã trở thành quốc hoa của Nhật bản (xứ sở Hoa anh đào) và được gọi là Sakura. Đối với người Nhật Bản, Hoa anh đào không chỉ tượng trưng cho vẻ đẹp thanh cao mà còn là nỗi buồn về sự ngắn ngủi, phù dung và tính khiêm nhường, nhẫn nhịn. Hoa anh đào cũng tượng trưng cho tinh thần võ sĩ đạo - Samurai - biết chết một cách cao đẹp.
Vào những ngày này, người dân Nhật cũng như người nước ngoài ở Nhật nô nức hứng khởi chào đón mùa hoa bắt đầu.
Công viên vào những ngày nghỉ thật đông người.
Ai cũng muốn tìm cho mình một chỗ "đẹp" để ngắm hoa, thường là dưới những gốc cây mà hoa đang nở rộ.
Tổ chức những bữa tiệc ngắm Hoa anh đào là truyền thống lâu đời của người Nhật. Đây cũng là dịp Gia đình, bạn bè, những người thân, ... ngồi lại bên nhau.
Và cùng chúc cho nhau một cuộc sống tràn ngập Niềm vui và Hạnh phúc
Sakura thường rụng sạch lá vào mùa đông. Khi mùa xuân đến, thời tiết trở nên ấm áp, hoa bừng nở. Cây chỉ toàn là hoa.
Mùa Hoa anh đào nở diễn ra không lâu, vì hoa sẽ lìa cành bay theo gió khi đang độ tươi thắm nhất.
Nên ai cũng mong muốn ghi lại cho mình những thời khắc tuyệt vời của mùa hoa.
Yosakoi
*Lược sử của Yosakoi Festival:
Yosakoi là một loại hình nghệ thuật hiện đại đặc trưng của Nhật Bản. Nó là một biến thể của điệu múa mùa hè truyền thống Awa Odori, được khai sinh từ tỉnh Kochi vào năm 1954. ‘Yosakoi’ là phương ngữ của Kochi, nghĩa là “Đêm nay mời bạn đến”. Câu nói này đã trở thành tên gọi của điệu múa trong dịp lễ hội của tỉnh Kochi, và từ đó Yosakoi cũng trở thành tên của lễ hội này.
Lễ hội Yosakoi được bắt đầu từ năm Showa thứ 29 tại một phố buôn bán của thành phố Kochi với mong mỏi làm ăn phát đạt. Người dân ở đây đã quyết tâm làm cho nó không thua kém so với lễ hội Awa Odori của tỉnh Tokushima bên cạnh. Lễ hội Yosakoi là Là sự kết hợp giữa các động tác múa truyền thống Nhật Bản và âm nhạc hiện đại nên Yosakoi rất sôi động và mạnh mẽ. Các điệu múa thường được dàn dựng cho những đội múa đông người. Ai cũng có thể tham gia múa Yosakoi, bất kể tuổi tác hay giới tính. Đây cũng là sự kiện nổi bật trong các kỳ lễ hội thể thao thường được các trường cấp một, cấp hai và cấp ba ở Nhật tổ chức. Điệu múa đi kèm với các bài dân ca của Kochi với cái tên Yosakoi-Buchi, tức giai điệu Yosakoi.
Điệu muá truyền thống awa odori
*Quy định của lễ hội Yosakoi:
-1 đội nhảy múa không quá 150 người
-Sử dụng naruko, vừa nhảy vừa tiến về phía trước
-Mỗi đội đều phải chuẩn bị xe chở dụng cụ
-Đưa nhịp điệu của yokoisa-buri vào bản nhạc lựa chọn
Trên đây là một số quy định cơ bản của Yosakoi. Tuy nhiên, so với các lễ hội khác trên toàn nước Nhật, lễ hội này có phần tự do, linh hoạt hơn, do đó phản ánh được bộ mặt của các thời đại, và nam nữ già trẻ đều có thể vui đùa nhảy múa trong ngày hội.
* Lễ hội Yosakoi mang lửa ra thế giới:
Năm 1991 , lễ hội Yosakoi Solan Matsuri được tổ chức lần đầu tiên tại thành phố Sapporo (Hokkaido); từ đó lan rộng ra khắp các tỉnh thành trong toàn quốc. Xuất phát từ tín ngưỡng về tự do buôn bán, lễ hội đã được lớp trẻ địa phương hồ hởi tiếp nhận và kế tục. Ngày nay, ngoại trừ tỉnh Tokushima, lễ hội này tại tất cả các địa phương khác đều được đặt tên là "Yosakoi Matsuri". Và không chỉ dừng lại ở Nhật Bản, lễ hội này còn được tổ chức định kỳ tại Hawaii và một số nước Đông Nam Á.
* Trang phục và naruko
Trang phục sử dụng trong múa yosakoi khá đa dạng. Áo Happi và trang phục Yutaka thường hay được dùng nhất. Có thể lựa chọn nhiều màu sắc nhưng nhất thiết các thành viên trong một đội phải mặc giống nhau.
Một trong những điểm đặc biệt của múa yosakoi là sử dụng naruko (là cái miếng gỗ nhỏ tạo tiếng gõ mà người múa cầm trong tay). Màu sắc truyền thống của naruko là đen và vàng nhưng những đội múa yosakoi thường sáng tạo những naruko của riêng mình, lựa chọn màu sắc và chất liệu tuỳ thuộc trang phục của họ. Việc sử dụng naruko là không thể thiếu trong múa yosakoi nhưng có nhiều nhóm lại chọn nhạc cụ cầm tay khác như trống, những dụng cụ có thể tạo tiếng gõ, hay cầm cờ, gậy.
* Âm nhạc của Yosakoi
Nhạc chính thức của yosakoi dựa trên bài hát gốc có tên gọi là “Yosakoi Naruko Dancing”, tác giả là Takemasa Eisaku. Bài hát này sáng tác dựa trên 3 bài hát khác là “Yosakoi-bushi" ("giai điệu yosakoi"), "Yocchore" (một bài hát của trẻ con), và "Jinma-mo" (một bài dân ca vùng Kochi ). Những cuộc thi ban đầu diễn ra ở Kochi yêu cầu bản nhạc của mỗi đội múa phải mang phần nào đó của bài hát gốc. Còn những cuộc thi đấu và lễ hội ở các vùng khác thì không bắt buộc như vậy, thậm chí cho phép các đội tự sáng tác nhạc cho riêng đội mình, hoặc mang giai điệu của những bài dân ca các vùng khác tuỳ theo thói quen của đội múa.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét