10 tháng 7, 2010

Sushi có bao nhiêu loại?

Nói đến ẩm thực Nhật Bản, món đầu tiên phải nhắc đến là Sushi. Vượt lên trên phạm vi một món ăn truyền thống, bên cạnh Sumo và Kimono, Sushi đã trở thành một trong ba biểu tượng của đất nước Mặt trời mọc.

Thật ngạc nhiên khi biết rằng món ăn mang phong vị Nhật Bản sâu sắc, có lịch sử từ hơn 1000 năm trước này, lại được chế biến từ những nguyên liệu hết sức đơn giản và thân thuộc với người dân đảo quốc: cá tươi sống và cơm.


Vào khoảng thế kỉ thứ 7, cơm chỉ được dùng nén bên ngoài cá tươi để muối cá. Sau 2 tháng đến 1 năm là có thể lấy cá muối ra ăn. Sau này, công đoạn muối được rút ngắn bằng cách trộn dấm gạo với cơm và người ta bắt đầu phát hiện ra hương vị độc đáo của lớp cơm chua bên ngoài khi ăn kèm với cá.

Bước nhảy của Sushi được thực hiện vào cuối thế kỉ 19, khi nghệ nhân Hanaya Yohei đến từ Ido Tokyo gói một lát cá tươi sống trong một lớp cơm chua tạo thành một món ăn nhanh phục vụ khách ngay tại quầy. Loại thức ăn này nhanh chóng trở thành một loại Sushi phổ biến nhưng như thế có nghĩa Sushi luôn có gỏi cá như nhiều người lầm tưởng. Chính xác nhất, Sushi là sự kết hợp giữa cơm chua và các thành phần gia vị khác.



Cơm chua là loại cơm rắn hơn một chút so với cơm nấu bình thường. Muốn vậy, cơm phải nấu bằng nước nóng với ít nước hơn và quan trọng nhất là cơm phải được làm nguội nhanh khi vừa chín tới bằng cách đảo qua đảo lại trong các thùng gỗ to, sau đó cơm đã nguội được tẩm với dấm gạo. Trong văn hóa Nhật Bản, Sushi được nâng lên một loại hình nghệ thuật vì cách bày biện của món ăn này cũng quan trọng như hương vị của nó. Các nghệ nhân làm Sushi ở các vùng khác nhau trên đất nước Nhật gói tay, cuốn hay đổ khuôn rồi cắt thành các lát vừa ăn bày biện trên các đĩa tạo ra nhiều màu sắc tự nhiên và các hình thù khác nhau ở giữa các lát cắt như hình con bướm, con chuồn chuồn, hay hình bông hoa. Mỗi nghệ nhân bày theo phong cách của riêng mình và họ phải mất nhiều năm trời khổ luyện công phu để sáng tạo ra các món Sushi “ngon từ mắt ngon đi”.

Gạo là thành phần chính của món sushi. Nếu bạn quan sát món sushi nigiri với cá ngừ đỏ, bạn sẽ thấy miếng cá được lạng mỏng chỉ dày khoảng 5mm (1/4inch), nhưng ngược lại, cơm được nắm tròn chiều cao tới khoảng 2 cm (gần 1 inch). Cơm chiếm 80% miếng sushi và được trang trí bằng các thực phẩm khác, đôi khi cũng không nhất thiết phải là hải sản, nguyên liệu này chỉ chiếm 20%.

Nhiều người nghĩ rằng, sushi ngon được quyết định bởi sự tươi sống của miếng cá. Nhưng không phải như vậy. Sự thật, cơm mới là yếu tố chính làm nên một món sushi ngon. Lựa chọn từng hạt gạo ngon và loại hải sản, chuẩn bị sơ chế nguyên liệu, thực hiện và các gia vị để làm cơm là các bước làm nên một món sushi hoàn hảo.

Dấm gạo (sumeshi) phải có màu trắng đạt độ chuẩn, với màu trắng sáng ngời (không phải màu sáng trong suốt) như những hạt ngọc trai được phôi thai ở dưới những tầng sâu ngoài đại dương. Những hạt gạo được chọn để chế biến sushi phải là những hạt hình bầu dục, tròn, mập mạp, cùi dày, ánh màu sáng bóng không giống màu của kim cương mà giống ánh sáng của ngọc trai. Khi đem làm giấm thì có vị thơm ngọt. Khi ăn sushi, điều đầu tiên cần lưu ý là nhiệt độ, bạn không nên làm lạnh sushi rồi mới ăn, bởi vì khi ăn sushi lạnh, có thể sẽ gây cảm giác hơi khó ăn. Không quá khó để kết hợp các hạt cơm thành một nắm tròn, nắm cơm cần lèn chặt tay, nhưng không nên ấn mạnh tay ở những góc cạnh đầu cuối vì sẽ làm hỏng hình dáng ban đầu của nắm cơm. Mỗi hạt gạo được lựa chọn như thế nào tuỳ thuộc vào sự tinh tế và am tường của mỗi người, ví dụ như có người thích hạt gạo thật tròn, dẻo... Nhưng dù lựa chọn thế nào thì bắt buộc gạo làm cơm Sushi phải kết hợp được thật tương xứng với những nguyên liệu đi kèm, nếu không bạn sẽ thất bại ngay từ lần làm món đầu tiên. Tôi chắc rằng, bạn có đủ kinh nghiệm để làm nigiri mà không làm cho món này bị biến dạng kỳ dị. Nếu món nigiri không giống như hình dáng bạn mong muốn thì chỉ có thể do các nguyên nhân như: chất lượng gạo kém, chế biến dở hay ấn tay quá mạnh khi quấn sushi với mành tre.

Sushi_Hương vị bí ẩn
Hương vị của sushi thật khó lòng diễn tả bằng từ ngữ như thế nào cho đúng, cho đủ. Mùi hương của sushi phảng phất vị mằn mặn của muối, vị chua của dấm và vị ngọt của đường. Mỗi miếng sushi cùng với các gia vị độc đáo tạo nên những câu chuyện đầy bí ẩn về xứ sở Phù Tang. Các yếu tố làm nên điều kỳ diệu của sushi là ở hương thơm ngọt tự nhiên của cơm và sự pha trộn khéo léo của hyđrat cacbon, dấm, muối và đường. Vị chua trong món sushi là rất cần thiết, nó làm nên sự đặc biệt của món sushi cá và hải sản, tạo nên sự cân bằng giữa iốt và chất béo. Còn muối thì mang lại cho sushi một hương vị khác lạ, vị chua và ngọt tạo cho sushi cảm giác rõ ràng hơn. Đường giúp tăng độ dẻo, mềm cho cơm và sự kết hợp của muối và đường tạo nên độ bóng sáng và vị thơm ngon có một không hai của cơm sushi.

Cơm sushi nghĩa là sự đa dạng đồng hành cùng với nhau tạo nên một cơm sushi cá ngừ nướng hương vị riêng: cá sạch đã được tinh chế và lạng mỏng; màu da cá phải sáng, thân mềm và thật tươi; cá ngừ đỏ rất giàu chất sắt; các loại động vật có vỏ (sò, ốc, vẹm...) giàu iốt; tôm cua ngọt và nhiều canxi; cá chình thịt dày rất ngon... Cơm Nhật không những có thể thích nghi với tất cả những hương vị khác nhau đó mà còn bổ sung dưỡng chất cho cơ thể con người.

Nhưng, tất nhiên không phải loại gạo nào cũng làm cơm sushi được. Loại gạo tốt nhất, theo những đầu bếp làm sushi là loại gạo có hạt tròn, mập, hạt gạo càng nhỏ càng có vị béo ngậy. Chúng có khả năng hấp thụ được gia vị và gạo phải được nấu với lượng nước ít hơn so với cơm nấu ăn bình thường. Nếu gạo không được tròn, mập nghĩa là không cung cấp đủ dưỡng chất cho cơ thể, cùi gạo không dày và không có độ bóng sáng, trơn nhẵn, khi đó nấu cơm lên, hạt cơm sẽ rất khô. Nếu cho quá nhiều nước, thì sẽ làm cho cơm nhão sền sệt không ăn được.
Tóm lại, sushi sẽ không thể trở thành sushi nếu thiếu thành phần quan trọng là gạo. Sushi chỉ trở nên hoàn hảo khi được kết hợp với gạo Nhật. Qua bài viết nhỏ này, chúng ta càng hiểu thêm sự tinh tế của người Nhật Bản. Họ biết cách tận dụng thiên nhiên, đồng thời luôn yêu mến và tôn vinh tự nhiên theo cách riêng của mình.

Các loại Sushi
Sushi là món ăn Nhật Bản nổi tiếng được nhiều nơi trên thế giới biết đến nhất. Đây cũng là món ăn rất được người Nhật ưa chuộng và họ thường rủ nhau đi ăn sushi vào những dịp đặc biệt.
Từ thời Edo, sushi là món cá ướp với giấm. Ngày nay, sushi là món ăn gồm cơm và cá giấm. Có rất nhiều loại sushi, những loại được ưa chuộng nhiều nhất là:
Nigirizuhi

Là một miếng cơm hình chữ nhật được ốp với một miếng cá ở phía trên. Có rất nhiều loại nigirizushi, những loại phổ biến nhất là được ốp với cá ngừ, tôm, lươn, mực, bạch tuộc, và trứng rán.
Gunkanzushi


Là một kiểu sushi với cơm được nặn theo hình cái chén nhỏ, bao bên ngoài bằng rong biển khô. Có rất nhiều loại gunkanzushi, những loại phổ biến nhất được phủ bởi nhím biển hoặc nhiều loại trứng cá ở phía trên.
Norimakizushi

Là kiểu sushi với cơm được quấn tròn bằng rong biển, bên trong nhân có nhiều thành phần khác nhau. Loại này có thể thấy được bán ở các cửa hàng Nhật bản ở nước ngoài rất nhiều, nhưng không phổ biến nhiều lắm ở bên trong nước Nhật.
Temakizushi


Là loại sushi được nặn theo hình nón, bên trong là cơm, các loại hải sản và rau.
Oshizushi



Là loại sushi gồm cơm được nén với cá, ở bên trong một cái hộp bằng gỗ.

Inarizushi

Là loại sushi rất đơn giản và là loại sushi có giá rẻ nhất, gồm cơm được nặn rồi gói bằng lớp vỏ aburaage (đậu phụ rán).

Chirashizushi


Là món sushi gồm hải sản, nấm và rau được phủ lên trên cơm.

Nyotaimori
Nữ thể thình, nghệ thuật ẩm thực loã thể

Một trong những đỉnh cao của nghệ thuật bày biện món ăn này là bữa tiệc nyotaimori. Tiếng Nhật, nyotaimori có nghĩa là “Cơ thể được trang điểm của một người đàn bà”. Các nghệ nhân sẽ bày những miếng Sushi trên khắp thân mình của người thiếu nữ (Geisha). Nói 1 cách đơn giản, vai trò của cô gái là làm chiếc khay sống đựng thức ăn. Trên thân thể cô gái, người ta bày những miếng cá tươi có lót cơm chua ở khắp những nơi nào có thể như ngực, bụng, chân... Những năm xa xưa, ở Nhật, các Geisha thực hành nyotaimori cũng như nghệ thuật viết chữ đẹp, nghi thức dùng trà hay chơi đàn dây samisen. Nói chung là rất được ca ngợi. Nyotaimori dưới con mắt của người yêu truyền thống, là sự biểu hiện của sự phục vụ đã đạt tới đỉnh cao của nghệ thuật.
Geisha được lựa chọn cho nyotaimori phải là những cô gái hết sức kiên nhẫn. Họ sẵn sàng và có đủ thể lực để nằm bất động tới 4 tiếng đồng hồ mặc cho thái độ của khách hàng có thế nào đi nữa. Ngay từ năm 16 tuổi, các cô đã được luyện tập hết sức khắt khe. Chúng ta hãy nghe lời kể của một trong những nghệ nhân nyotaimori về sự chuẩn bị cực kì công phu cho một bữa tiệc đặc biệt này.
click to zoom
Để học được Nyotaimori, Geisha phải trải qua một quá trình tập luyện đầy khó khăn. Các cô phải nằm HOÀN TOÀN BẤT ĐỘNG trong vòng 4 tiếng đồng hồ với 6 trái trứng gà được đặt tại 6 điểm khác nhau trên cơ thể. Trong khoảng thời gian này, người giám sát sẽ nhiều lần thử độ phản ứng của các cô bằng cách thả 1 cục nước đá trên bất kì điểm nào của cô cơ thể. Nếu bất kì trái trứng nào nhúc nhích, thời gian 4 tiếng sẽ được tính lại từ đầu. Tất cả các Geisha truyền thống khi học Nyotaimori bắt buộc phải là trinh nữ, để đảm bảo sự tinh khiết và sạch sẽ cho món sushi sẽ được bày trên cơ thể họ. Hầu hết những geisha này đều thuộc nhóm máu A vì những người này có tính kiên nhẫn, chịu đựng cao.
Để chuẩn bị cho một bữa tiệc nyotaimori, Geisha phải dành hơn 1 tiếng rưỡi đồng hồ để tắm rửa một cách tỉ mỉ. Không được sử dụng bất kì 1 xà phòng có mùi thơm nào để tắm. Lý do là không được để ảnh hưởng đến mùi vị của thức ăn. Sau lần tắm nước nóng đầu tiên, Geisha được xát lên người một loại xà phòng đặc biệt và tất nhiên là nó cũng ko có mùi thơm. Tiếp theo, người ta dùng một túi vải đựng cám xát kĩ để tẩy bỏ lớp biểu bì chết của da. Sau đó là tắm nước nóng lần thứ 2, rồi lại tắm một lượt nước lạnh để kết thúc. Mục đích của lần tắm nước lạnh là để tránh đổ mồ hôi. Da cùng các bộ phận kín bắt buộc phải tẩy sạch lông. Trong khi các geisha tắm thì bộ phận nhà bếp cũng mới được bắt đầu làm sushi vì món này chỉ ngon khi làm mới. Người ta bày sushi trên cơ thể theo nhiều cách khác nhau. Núm vú được che bằng những cánh hoa, âm hộ được phủ bằng lá nho, tóc không quấn gọn mà xõa trên nền nhà, trang điểm bằng những cánh hoa nhỏ. Nhiệt độ trong phòng được giảm bớt để không làm sushi ấm dần vì chúng được bày trực tiếp lên da của geisha. Vậy là xong! Vấn đề bây giờ là các nghệ nhân sẽ sắp món theo truyền thống của từng loại Sushi.

Có 1 qui định bất thành văn về cách sắp xếp trên cơ thể của Geisha. Chẳng hạn, Ikura (món sushi bằng trứng cá hồi) thì sẽ được bày chủ yếu trên phần ngực trái bên tim, vì theo truyền thống việc đó sẽ làm tăng sức mạnh cho những người đàn ông dùng bữa ăn này. Mekajiki (cá kình) sẽ được bày trên bụng vì sẽ làm tăng khả năng tiêu hóa, agano (cá chình) sẽ được bày trên âm hộ và hai đùi vì sẽ tăng cường sinh lý cho người ăn...Sushi và sashimi đều được cắt thành những miếng nhỏ và số lượng vừa phải để không che đi nhiều thân thể Geisha. Thực khách sẽ dùng đũa để gắp thức ăn chứ không dùng tay trần.
 
Tuy nhiên, đấy là cách sắp xếp ngày xưa thôi. Bây giờ thì đã khác. Người ta xếp Sushi chủ yếu là theo cách trang trí cho đẹp mắt ở từng bộ phận trên khắp cơ thể của Geisha. Mái tóc xõa ra, trải xung quanh đầu được phủ đầy hoa. Những quy định ước lệ về cách sắp xếp cũ hầu như đã bị mai một.


Mặc dù vẫn được ca tụng như là một trong những nghệ thuật ẩm thực đỉnh cao của Nhật Bản song nyotaimori giờ đây đang bị lên án khá nhiều. Thậm chí, có người còn cho rằng đây là một thú ăn chơi đàn điếm. Có vẻ quan niệm này đang được dư luận Nhật Bản đồng tình vì cho rằng nó hạ thấp nhân phẩm của người phụ nữ Nhật Bản. Nhưng dù gì đi chăng nữa thì người ta cũng dễ dàng thống nhất là bữa tiệc nyotaimori thực sự là một thú chơi xa xỉ và quá tốn kém. Giá cho một bữa tiệc 2 Geisha ở Nhật hiện vào khoảng 4000 USD, chưa kể đồ uống. Không phải ai cũng có thể thưởng thức!

Vào những năm đầu của thập niên 90 phương Tây mới biết đến Nyotaimori và họ đã phản ứng rất dữ dội. Họ cho đây là một phong tục hủ lậu, hạ thấp nhân phẩm của người phụ nữ, và những người thưởng thức Nyotaimori là những kẻ thô tục bẩn thỉu (thức ăn được bày trực tiếp lên da geisha). Năm 2004, 1 nhà hàng của Trung Quốc đã bị phạt tiền vì đưa hình thức này vào thực đơn, đồng thời chính phủ TQ cũng ra lệnh cấm luôn “Body sushi”. Phản đối thì phản đối, vẫn có một số nhà hàng, tổ chức trên khắp thế giới cung cấp dịch vụ Nyotaimori cho các bữa tiệc kín, người mẫu có thể là nam giới, và thức ăn cũng không nhất thiết phải là sushi. Hiện vẫn còn nhiều tranh luận về Nyotaimori.
Nhưng bạn vẫn có thể có một cách khác để thưởng thức Sushi. Bạn không cần đến Nhật Bản mà ngay giữa Thủ đô Hà Nội cũng có thể tận hưởng được cảm giác ấy tại Nhà hàng Asahi Sushi (288 Bà Triệu, gần toà tháp Vincom). Đương nhiên là ở đây thì bạn không thể nào chiêm ngưỡng được bữa tiệc nyotaimori rồi. Nhưng ko sao! Bạn sẽ được ông Shinzato, bếp trưởng bếp Nhật, người đã làm quen với món ăn truyền thống này từ năm 15 tuổi, khuyên bạn dùng Sushi kèm với tương đậu nành hay tương cải, gừng và xì dầu. Đồ uống có thể là một chén rượu Sake ấm hoặc lạnh tùy sở thích của bạn hoặc một tách trà xanh truyền thống cũng ko kém phần thi vị. Và cuối cùng, bạn đừng quên, để thưởng thức Sushi, bạn phải vận dụng đến cả khứu giác, thị giác và vị giác. Thật không có gì thú vị hơn là được tận mắt trầm trồ dõi theo 1 nghệ nhân tài ba thao tác như múa các công đoạn của món Sushi, rồi ngay sau đó, lại được thưởng thức hương vị ngon và lạ của tác phẩm nghệ thuật đẹp như vẽ này.

Cách ăn ở nhà hàng Nhật


Hầu như tất cả các nhà hàng của Nhật đều bày các thứ thức ăn bằng nhựa đại diện cho những thứ mà mình phục vụ ở trước cửa quán. Những thứ hàng mẫu này rất giống với đồ ăn thật.

Khi bạn vào một nhà hàng hay quán ăn nào đấy bạn sẽ được nhân viên đón chào với nụ cười trên môi và câu " irasshaimase" (có nghĩa gần như là kính chào và cảm ơn quý khách mời quý khách vào). Nếu như nhân viên không hướng dẫn bạn vào bàn thì có nghĩa bạn có thể ngồi ở bất cứ chỗ nào mà bạn muốn.

Các nhà hàng của Nhật thường được bố trí theo một trong hai phong cách: hoặc truyền thống Nhật bản với bàn thấp và bạn phải ngồi (nói đúng hơn là quỳ) khi ăn hoặc là theo phong cách phương tây với các bàn cao. Cũng có rất nhiều nhà hàng phục vụ cả hai phong cách này. Chú ý là đối với nơi phục vụ theo phong cách truyền thống của Nhật thì bạn phải cởi bỏ giày trước khi vào.

Khi bạn ngồi xuống thì bạn sẽ được phục vụ một cốc trà cùng chiếc khăn giấy ướt. Chú ý là nếu bạn còn trẻ tuổi thì không nên dùng khăn này lau mặt vì sẽ gây ấn tượng cho người khác bạn là một người già cả. Thường thì nhân viên sẽ không phục vụ đũa mà đũa thường được để sẵn ở hộp trên bàn. Thường thì ở Nhật người ta sẽ gọi món riêng cho mình cho dù đi với bạn bè.

Giấy tình tiền sẽ được giao cho bạn theo cách lật ngược lên. Ở một số cửa hàng ăn bạn sẽ phải trả tiền ngay khi gọi món ăn hoặc mua vé ăn tại máy bán tự động. Và thường thì bạn không phải trả bất một số tiền hoa hồng nào khác. Để giữ phép lịch sự thì bạn nên nói cảm ơn sau khi rời nhà hàng.

Với sushi, không có gì là không thể

Sushi, như các bạn đã biết đó là một món ăn truyền thống của Nhật Bản được làm từ cơm kết hợp với hải sản tươi sống hoặc chín, với rau và với một số gia vị nhất là wasabi nếu là sushi hải sản.
Sushi vốn dĩ có nhiều loại, tùy thuộc vào cách chế biến. Mỗi địa phương ở Nhật Bản lại có những nét riêng trong chế biến sushi. Có thứ sushi, nhưng không làm từ hải sản và cũng không có sumeshi, mà lại là trứng trộn đường rán lên. Có loại sushi cuộn mà bên trong có natto, thứ đậu tương ủ cho lên men nổi tiếng của Nhật Bản.
Khi mà sushi có hình dạng của những chiếc bánh crep siêu ngon lành:







Finding Nemo, Kungfu Panda


Rồi thì “tranh chép” Hoa Hướng Dương của ngài Van Gogh cũng có thể


Thế thì đừng hỏi tại sao chúng ta lại có bánh sinh nhật Sushi


Để minh hoạt cho slogan “travel around with sushi”
Sưu tầm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét